Coca-Cola cho biết rằng việc đầu tư vào Marketing cho thương hiệu đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Khi sự ảnh hưởng của nó đến với người tiêu dùng khá thấp khi họ đang thực hiện giãn cách xã hội, mặc dù hãng cũng đã chuyển sang hình thức Digital nhiều hơn.
Vì thế cho nên hãng đã quyết định tạm dừng việc chi tiêu cho quảng cáo, tiếp thị trong khoảng thời gian khủng hoảng này khi tỷ suất lợi nhuận kinh doanh của hãng bị giảm sâu.
Trong cuộc họp trực tuyến với các nhà đầu tư CEO James Quincey đã công bố kết quả doanh thu quý đầu tiên đã bị ảnh hưởng rất nhiều do hậu quả của đại dịch Covid-19. Đây là lí do quan trọng nhất để Gã khổng lồ nước giải khát phải dừng lại việc chi tiền cho các hoạt động Marketing. Trong hoàn cảnh hiện tại hãng buộc phải dành nguồn lực tập trung vào các hoạt động khác như các hoạt động cộng đồng. Các chiến dịch, các kế hoạch tương tác với người tiêu dùng sẽ được thực hiện vào thời gian thích hợp sau đại dịch này.
Giám đốc tài chính John Murphy nói thêm rằng những cân nhắc về ROI (Tỷ suất lợi nhuận). Phương pháp Marketing của Coca-Cola đi ngược lại với nhiều doanh nghiệp khác cùng trong lĩnh vực FMCG. Khi họ vẫn đang đầu tư mạnh vào các hoạt động tiếp thị, quảng cáo. Điển hình là doanh nghiệp P&G (Procter và Gamble) hay hãng thực phẩm Birds Eye…
Tuy nhiên, Coca-Cola cho biết họ sẽ mở rộng quy mô tiếp thị trở lại đúng thời điểm. Công ty đang cố gắng linh hoạt, sáng tạo trong mọi tình huống đề phòng trước những diễn biến có thể xảy ra của đại dịch, hay các quyết định của chính phủ.
Doanh số bán hàng của Coca-Cola đã bị ảnh hưởng bởi virus Vũ Hán, đặc biệt là lĩnh vực đồ uống. Khối lượng sản phẩm bán ra trên toàn cầu giảm đến 25% kể từ đầu tháng 4. Bên cạnh đó việc đóng cửa các nhà hàng, rạp chiếu phim tiếp tục được ban hành dự kiến sẽ tác động đáng kể đến doanh thu quý hai của hãng.
Trong quý đầu tiên, doanh thu thuần giảm 1% so với cùng kì năm trước tương đương 8,6 tỷ USD. Công ty cho biết rằng họ đã có bước khởi đầu cho năm 2020 đầy mĩ mãn với doanh số bán hàng tăng 3% (không gồm Trung Quốc) cho đến cuối tháng 2.
Họ nói rằng còn quá sớm để tổng kết đầy đủ sự tác động của vi rút Vũ Hán đối với hoạt động kinh doanh của mình. Và họ tin rằng đại dịch này sẽ chóng qua và họ có thể cải thiện doanh thu vào nửa năm còn lại.
Tăng trưởng trong kênh thương mại điện tử
Mặc dù doanh số giảm, nhưng hãng nhận thấy rằng nhu cầu tăng cao từ các cửa hàng và các sàn thương mại điện tử vì phần lớn là do họ đã mua hàng từ tháng ba.
Tuy rằng nhu cầu sử dụng đã bị suy yếu bởi đại dịch nhưng bù lại ở một số thị trường doanh số tăng gấp đôi trên các kênh thương mại điện tử.
CEO James Quincey chia sẻ: “Chúng tôi sẽ nắm bắt sự chuyển dịch của người tiêu dùng đang chuyển sang thương mại điện tử và chúng tôi tin rằng sự tăng tốc này là bền vững. Có thể là quá sớm để ước tính chính xác những gì có thể xảy ra trước đó nhưng công ty đang lên kế hoạch cho ba giai đoạn ứng phó với đại dịch. Giai đoạn đầu tiên là lúc mà hầu hết các quốc gia hiện đang thực hiện các biện pháp cách ly xã hội một cách nghiêm ngặt. Thứ hai là việc các nhà hàng và doanh nghiệp bắt đầu mở cửa trở lại; và cuối cùng là mọi người quay trở lại với cuộc sống bình thường như trước khi đại dịch xảy ra.”
Ông kết luận: “Trước đây, công ty chúng tôi cũng đã trải qua rất nhiều thử thách. Và chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể ứng phó tốt và nổi lên một cách mạnh mẽ hơn”.
Theo marketingweek