Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới. Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Ngoài ra, hãng có 17.800 quán ở 49 quốc gia, bao gồm 11.068 tiệm ở Hoa Kỳ, gần 1.000 tiệm ở Canada và hơn 800 tiệm ở Nhật Bản.
Sau 4 cửa hàng dành cho người khiếm thính đã được mở bán tại các quốc gia ở Malaysia, Mỹ và Trung Quốc thì hiện nay Starbucks đang hoàn thiện những bước trang trí cuối cùng cho cửa hàng thứ 5 cũng là cửa hàng đầu tiên dạng này tại Nhật Bản.
“Cửa hàng Ký hiệu” đầu tiên tại Nhật sẽ được gã khổng lồ cà phê Starbucks chính thức ra mắt vào ngày 27 tháng 6, có thể là sẽ mở rộng tạo thêm công ăn việc làm cho 19 nhân viên khiếm khuyết cả mới và những người đã làm việc cho cho tập đoàn này từ trước. Cửa hàng sẽ tọa lạc tại thành phố Kunitachi của thủ đô Tokyo, với diện tích 2240 km vuông, với kiến trúc và công nghệ được lắp đặt đặc biệt dành cho người khiếm khuyết nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người sử dụng văn hóa kí hiệu. Giờ đây, người khiếm thính có thể đặt đồ uống tại Starbucks bằng cách sử dụng ngôn ngữ ký hiệu mà không còn gặp phải bất tiện như trước nữa.
Cách thức mua hàng ở đây cũng rất đa dạng, khách hàng có thể dùng thiết bị nhận diện bằng lời nói thông qua máy nhận diện tại quầy đăng ký, chọn trên menu hoặc cũng có thể viết vào tờ ghi chú có sẵn.
Ngoài các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh hiện tại của Starbucks sau đại dịch COVID-19, cửa hàng mới vẫn đang tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm làm sạch khẩu trang cho những vị khách dùng son môi. Hơn thế nữa, cửa hàng mới cũng có một hệ thống vé được đánh số để tránh tình trạng tắc nghẽn. Vé vào được xuất hành tại ki-ốt chỗ lối ra vào của cửa hàng hoặc qua trang web bán hàng online của cửa hàng, hai cái này cũng tương đương thời gian.
Một cái nữa là cửa hàng còn có thêm bảng chỉ dẫn kỹ thuật số cho phép khách hàng theo dõi tiến trình đặt hàng của họ thông qua số được in trên biên lai của họ, Khi các hóa đơn đã hoàn thành, một ngôn ngữ ký hiệu tự động sẽ mời khách hàng lấy đồ của mình. bảng chỉ dẫn kỹ thuật số này cũng chỉ ra các câu chào hỏi thường xuyên được sử dụng, cho phép mọi người hòa nhập với môi nhau trong thế giới của ngôn ngữ ký hiệu.
Xuyên suốt cửa hàng được thiết kế với kiến trúc truyền thống, lấy cảm hứng từ chính ngôn ngữ ký hiệu nhằm tạo nên không gian cho mọi người tìm hiểu về văn hóa của người khiếm khuyết ở Nhật. Thiết kế này do Hidehiko Kado, một người điếc bẩm sinh biên đạo. Ông đã lấy cảm hứng hệ thống chữ nổi để tạo nên những công trình nghệ thuật với mục tiêu kết nối những người gặp khó khăn trong việc nghe thông qua những biểu hiện mới mẻ. Mục đích chính của chủ đề này là sự kết nối thông qua ngôn ngữ ký hiệu. Mỗi tác phẩm là mỗi cụm từ được kí hiệu bằng chữ nổi bao gồm cả lời chào. Nhưng cũng từ đó lấy cảm hứng từ những ly cà phê với hi vọng là sẽ đi vào cuộc sống hằng ngày, tạo thêm nhiều niềm vui, rút ngắn khoảng cách của những con người ấy với mọi người với xã hội, nhằm làm cho xã hội này thêm hòa nhập, mới mẻ và vui tươi hơn nữa.
Lan Anh | ADSangtao
Theo chainstoreage