Hỗn loạn cuộc chiến Covid-19 ở Mỹ

Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams cuối tháng 2 yêu cầu người dân không mua khẩu trang. Vài tuần sau, CDC lại ban hành hướng dẫn trái ngược. 

Lời khuyên "che mặt bằng vải" nếu không thể duy trì cách biệt cộng đồng được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra hôm 3/4, khi số ca tử vong vì Covid-19 ở Mỹ tăng lên hơn 7.000. Trước đó hai tháng, chính CDC tuyên bố họ không khuyến nghị người khỏe mạnh dùng khẩu trang.

Ngay cả khi CDC thay đổi khuyến nghị, Tổng thống Donald Trump vẫn nói rằng ông sẽ không đeo khẩu trang. Một số nghị sĩ Cộng hòa thậm chí còn chế nhạo những người đeo khẩu trang chống Covid-19, ủng hộ tuyên bố của Trump cho rằng việc đeo khẩu trang là biểu hiện của sự yếu đuối cá nhân.

Chính quyền thành phố Guthrie, bang Oklahoma mới đây cũng phải rút lại quy định bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng cùng mức phạt 500 USD, sau khi vấp phải phản ứng dữ dội từ người dân.

Quan điểm đảo chiều về khẩu trang và các chia rẽ chính trị liên quan tới nó đã phơi bày phản ứng hỗn loạn của chính quyền Trump khi đối phó với đại dịch. Vấn đề này cũng có thể gây tổn hại cho vị thế toàn cầu của Mỹ, khi nó không chỉ liên quan tới các lãnh đạo chính trị như Trump, mà còn nhiều chuyên gia y tế nổi tiếng, những người ban đầu không ủng hộ đeo khẩu trang.

"Tôi luôn nghĩ CDC là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy, nhưng giờ không phải nữa", Siouxsie Wiles, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Auckland, New Zealand, nói.

Du khách đeo khẩu trang trên phố ở San Antonio, bang Texas, hôm 24/6. Ảnh: AP.
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Du khách đeo khẩu trang trên phố ở San Antonio, bang Texas, hôm 24/6. Ảnh: AP.

Anthony S. Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, đồng thời là cố vấn y tế hàng đầu của Mỹ trong cuộc chiến chống Covid-19, trong phiên điều trần trước quốc hội tuần này đã được hỏi liệu có hối hận về lời khuyên không đeo khẩu trang trước đây hay không.

Fauci nói ông không hối hận về quyết định, cho rằng vào thời điểm đó, các vật tư y tế như khẩu trang nên được ưu tiên cho nhân viên y tế trên tuyến đầu. 

Tranh cãi về khẩu trang có thể tiếp tục tăng nhiệt trong những tuần tới, khi số ca nhiễm mới tại nhiều bang của Mỹ tăng kỷ lục, giữa lúc nước này nỗ lực mở cửa lại nền kinh tế. Một số chính quyền bang đã yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc ở nơi công cộng, nhưng rất nhiều người, gồm Trump và người ủng hộ ông, rất hiếm khi làm như vậy. 

Tại nhiều quốc gia khác, khẩu trang không trở thành vấn đề gây tranh cãi như ở Mỹ. Với các quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á, đeo khẩu trang y tế từ lâu trở thành thói quen, thậm chí trước khi đại dịch xuất hiện, nhờ rút kinh nghiệm từ nhiều đợt bùng phát dịch trong quá khứ, như SARS năm 2003.

"Ở Hong Kong, rất dễ nhìn thấy mọi người đeo khẩu trang xung quanh, ngay cả khi không có dịch, vì có thể họ bị ốm và không muốn lây bệnh cho mọi người", Keiji Fukuda, hiệu trưởng Trường Y tế Cộng đồng, Đại học Hong Kong, nói hồi tháng 3.

Lo lắng về những "mầm bệnh thầm lặng", người nhiễm virus không triệu chứng, khiến đại dịch lây lan, nhiều quốc gia đã thay đổi quy định về khẩu trang. Singapore ban đầu khuyên công chúng không cần đeo khẩu trang, nhưng đã đảo ngược khuyến nghị này sau đó. Ngày 14/4, Singapore bắt đầu thực thi luật đeo khẩu trang bắt buộc và phạt 212 USD với bất kỳ ai vi phạm.

Thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả của khẩu trang trong phòng chống Covid-19 không dễ dàng giữa đại dịch, nhưng một loạt nghiên cứu sơ bộ đều ủng hộ việc đeo khẩu trang.

Một bản đánh giá, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ và đăng trên tạp chí Lancet, đã tổng hợp dữ liệu từ 172 nghiên cứu và kết luận rằng đeo khẩu trang giúp giảm nguy cơ nhiễm nCoV.

Nhân viên y tế vội vã chuyển thi thể người chết vì Covid-19 ra xe tải đông lạnh tại bệnh viện ở Brooklyn, New York, hồi tháng 4. Ảnh: AFP.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân viên y tế vội vã chuyển thi thể người chết vì Covid-19 ra xe tải đông lạnh tại bệnh viện ở Brooklyn, New York, hồi tháng 4. Ảnh: AFP.

Với nhiều người, đây là tất cả những gì cần thiết để chứng minh hiệu quả của khẩu trang. Trong khi nhiều chính sách kiểm soát nCoV khác rất tốn kém và khó thực hiện, từ đóng cửa trường học, văn phòng cho tới xây dựng ứng dụng theo dõi lịch sử tiếp xúc, khẩu trang là biện pháp giá rẻ có có ít nhược điểm hơn.

Tuy nhiên, một số lãnh đạo thế giới như Tổng thống Donald Trump, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko vẫn tránh đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người từng đánh giá thấp mối đe dọa của nCoV dù quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận số ca tử vong cao thứ hai thế giới, tuần này đã bị một thẩm phán liên bang yêu cầu đeo khẩu trang khi xuất hiện tại nơi cộng cộng ở thủ đô Brasilia.

Tuy nhiên, Adam Taylor, bình luận viên về chính sách đối ngoại của Washington Post, cho rằng những chia rẽ về việc đeo khẩu trang chống Covid-19 ở Mỹ không phải là lỗi của riêng Tổng thống Trump. Nước Mỹ ngay từ đầu đại dịch đã rất lo ngại về nguy cơ không có đủ nguồn cung khẩu trang y tế và N95 cho nhân viên y tế và những người hoạt động trong các lĩnh vực thiết yếu, và nỗi lo này đã tác động không nhỏ tới cuộc tranh luận.

Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới tranh cãi về khẩu trang gồm hệ thống chính trị Mỹ trao nhiều quyền lực cho các bang, cũng như người Mỹ quá để tâm tới việc bảo vệ tự do cá nhân. "Ra quyết định cá nhân là cách làm của người Mỹ", Max Parsell, nhân viên điện lực 29 tuổi ở  Jacksonville, bang Florida, nói khi biện minh cho việc không đeo khẩu trang.

Nhưng số ca nhiễm và chết không ngừng tăng vì Covid-19, cũng như làn sóng biểu tình bạo loạn sau cái chết của George Floyd, đã khiến nhiều quốc gia nhìn nhận lại năng lực của siêu cường thế giới.

"Chúng ta đã quen với quan niệm rằng Mỹ có khả năng phục hồi gần như không giới hạn. Nhưng lần đầu tiên trong đời, tôi bắt đầu hoài nghi về điều này", Michel Duclos, cựu đại sứ Pháp ở Syria, nói.

Mỹ đã đối mặt với nhiều "đòn giáng" vào danh tiếng toàn cầu trước đó, gồm cuộc chiến tranh Iraq và một số quyết định của Trump từ năm 2016. Tuy nhiên, lần này không chỉ các lãnh đạo chính trị mà còn các chuyên gia về nhiều lĩnh vực phi chính trị phải đối mặt với nhiều câu hỏi khó.

"Mỹ có trong tay nhiều bệnh viện và bác sĩ giỏi nhất thế giới. Nhưng quốc gia này thiếu hệ thống tập trung để giúp bạn tự tin rằng Mỹ có thể chống lại đại dịch một cách hiệu quả", bình luận viên Ferninando Guigliano của Bloomberg, viết.

BẠN CẦN THÊM THÔNG TIN ?

CHÚNG TÔI CAM KẾT TƯ VẤN ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VÀ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ CHO CÁC BẠN !

Các bạn vui lòng điền số điện thoại để nhận được tư vấn miễn phí.

Đối tác của chúng tôi

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ QUỐC TẾ PHONG VÂN