'Lệnh bài' của người Trung Quốc thời Covid-19

Để vào các văn phòng, nhà hàng, công viên hay trung tâm thương mại Trung Quốc hiện nay, người dân phải chứng minh tình trạng sức khỏe bằng một ứng dụng. 

Khoảnh khắc mở ứng dụng khi đến một địa điểm thường khá căng thẳng. Đèn xanh cho phép bạn vào bất cứ đâu, đèn vàng nghĩa là bạn có thể phải tự cách ly tại nhà, trong khi đèn đỏ chứng tỏ bạn sẽ phải cách ly nghiêm ngặt trong hai tuần tại một khách sạn.

Việc sử dụng công nghệ để xác định tình trạng sức khỏe đã làm dấy lên cảnh báo ở châu Âu khi các nước như Anh, Pháp và Thụy Sĩ cân nhắc thiết kế các ứng dụng riêng nhằm theo dõi tình trạng lây nhiễm.

Một phụ nữ mặc đồ bảo hộ dùng điện thoại quét mã y tế của thành phố trước khi vào một khu dân cư hôm 11/4. Ảnh: AFP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một phụ nữ mặc đồ bảo hộ dùng điện thoại quét mã y tế của thành phố trước khi vào một khu dân cư hôm 11/4. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, việc sử dụng ứng dụng rất phổ biến ở Trung Quốc, nơi chính phủ theo dõi sát sao người dân và thu thập dữ liệu cá nhân. Nhiều người Trung Quốc cho hay họ rất vui khi được hợp tác với chính phủ vì mục đích tốt đẹp.

"Chúng tôi đang ở trong một bối cảnh đặc biệt với đại dịch này, vì thế việc bị lộ các thông tin di chuyển không khiến tôi thấy khó chịu", Debora Lu, 30 tuổi, ở Thượng Hải, nói. "Tính mạng con người quan trọng hơn".

Có nhiều ứng dụng theo dõi ở Trung Quốc. Một ứng dụng của Quốc Vụ viện dùng GPS do các công ty viễn thông chia sẻ, cho phép giới chức truy dấu lịch sử đi lại của người dân trong 14 ngày, xem liệu họ đến các khu vực có nguy cơ cao hay tiếp xúc với ai mắc Covid-19 không.

Ứng dụng này dường như có một số lỗi. Mã y tế của nhiều người nước ngoài tại Trung Quốc đã chuyển sang màu vàng một cách khó hiểu vào một ngày tháng 4. Khi một phóng viên AFP gần đây gặp vấn đề tương tự, ứng dụng đã chuyển về màu xanh sau khi anh tắt đi và bật lại nhiều lần.

Những ứng dụng khác không dùng dữ liệu GPS mà dựa vào nguồn thông tin thay thế. Thủ đô Bắc Kinh có chương trình "Bộ Sức khỏe", hiển thị thông tin như người dùng đã đi tàu hay máy bay, có đi qua chốt an ninh đường bộ vào thành phố không, hay đã xét nghiệm nCoV chưa.

Cảnh sát, giới chức y tế và các ủy ban khu phố khắp cả nước đã cung cấp thông tin cho ứng dụng này. Mặt khác, tất cả các ứng dụng đều cơ bản hoạt động theo cách giống nhau.

Sau khi tải ứng dụng, người dùng nhập tên, số thẻ căn cước, số điện thoại và thậm chí cả ảnh. Họ sau đó được cung cấp một mã sức khỏe theo màu. Ứng dụng này đã trở thành một thứ thiết yếu khi đi lại ở Trung Quốc, để đặt vé tàu hay máy bay, hoặc đến nhiều địa điểm công cộng như siêu thị, dù không phải tất cả các nơi đều yêu cầu.

Chính quyền thành phố Bắc Kinh khẳng định các ứng dụng trên "chỉ được sử dụng trong cuộc chiến chống đại dịch" và chỉ sử dụng họ cùng hai số cuối của thẻ căn cước.

"Có sự khác biệt giữa văn hóa Trung Quốc và phương Tây", ông Cui Xiaohui, giáo sư tại trung tâm phân tích dữ liệu và nghiên cứu AI, đại học Vũ Hán, nơi khởi phát Covid-19, nói. "Hầu hết người Trung Quốc sẵn lòng từ bỏ chút riêng tư nếu điều đó thực sự là vì sức khỏe của họ".

Li Song, một diễn viên 37 tuổi ở Thượng Hải, đồng tình với quan điểm này.

"Chúng tôi đã rất hợp tác và không tranh cãi về việc sử dụng định vị", Li nói. Ứng dụng của Li đã chuyển màu đỏ khi quay về từ Pháp và chuyển xanh khi anh kết thúc hai tuần cách ly.

Hành khách cho xem mã sức khỏe màu xanh trên ứng dụng điện thoại khi đến ga thành phố Ôn Châu hôm 28/2. Ảnh: AFP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hành khách trình mã sức khỏe màu xanh trên ứng dụng điện thoại khi đến ga thành phố Ôn Châu hôm 28/2. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, mọi thứ không đơn giản như thế tại các nước châu Âu. Kế hoạch đưa ra ứng dụng của chính phủ Thụy Sĩ đã bị quốc hội bác bỏ và quyết định rằng cần có một cơ sở pháp lý mới có thể áp dụng biện pháp này. Nếu được thông qua, ứng dụng của Thụy Sĩ sẽ cho phép người dân tùy chọn sử dụng hay không, và không lấy dữ liệu cá nhân hay thông tin định vị.

Tại Pháp, ứng dụng StopCovid đang được phát triển sẽ cho phép người bị bệnh cảnh báo ẩn danh cho những người mà họ có thể đã gặp và không sử dụng công nghệ GPS. Anh cũng đang thử nghiệm một ứng dụng điện thoại mới nhằm xác định những cụm dịch địa phương. 

"Trung Quốc không có luật pháp hay quy định cụ thể về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân", Zhou Lina, một giáo sư chuyên về bảo vệ dữ liệu tại đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh, nói.

Trung Quốc có những điều luật khác phần nào đó bao hàm vấn đề này và hạn chế sự vi phạm của các công ty trực tuyến, trong đó có luật an ninh mạng được thông qua năm 2017.

Tuy nhiên, những điều luật này không ngăn cản giới chức tiếp cận dữ liệu cá nhân, Jeremy Daum, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Paul Tsai Trung Quốc, đại học luật Yale, Mỹ, nói, nhấn mạnh rằng cảnh sát có quyền thu thập thông tin.

"Quyền truy cập thông tin của chính phủ không tuân theo các tiêu chuẩn tương tự và luật pháp cho rằng kiểm tra trong nước là đủ để ngăn chặn sự lạm dụng của chính phủ," Daum nói.
 

BẠN CẦN THÊM THÔNG TIN ?

CHÚNG TÔI CAM KẾT TƯ VẤN ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VÀ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ CHO CÁC BẠN !

Các bạn vui lòng điền số điện thoại để nhận được tư vấn miễn phí.

Đối tác của chúng tôi

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ QUỐC TẾ PHONG VÂN