Cách gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn và có lợi nhất trong mùa dịch Covid-19
Dù lãi suất huy động giảm từ 1 – 2%, nhưng lúc này, gửi tiết kiệm ngân hàng là vẫn kênh an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, làm sao để gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn và có lợi nhất trong mùa dịch Covid-19 không phải ai cũng biết.
>> Từ tháng 10/2020, gửi tiết kiệm ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?
Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, và thậm chí có thể kéo dài nhiều năm. Cùng với đó là những tác động đến kinh tế và đời sống của nhiều gia đình.
Cụ thể, những kênh đầu tư khác đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như: bong bóng bất động sản đã phình to kèm theo đại dịch đã khiến thị trường giảm mạnh, “đóng băng”. Nếu gửi tiền vào kênh này sẽ mất tiền do giá giảm mạnh trong thời gian tới và hoàn toàn mất thanh khoản, không thể giải ngân được khi cần.
Trong khi đó, vàng đã tăng chóng mặt hơn 50% cùng với các chính sách kiềm chế dự trữ vàng, chỉ có thể mua giá cao mà không thể bán ra được, đó là chưa kể rủi ro giảm sâu, mất lượng tiền lớn.
Một kênh khác là chứng khoán cũng đã lên đến đỉnh khi giá cổ phiếu quá cao so với tình hình kinh doanh bết bát của nhiều doanh nghiệp, không phản ánh đúng giá trị của thị trường.
Do đó, hiện gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh an toàn và hiệu quả nhất khi vừa giữ được tiền tiết kiệm vừa “sinh lời” dễ dàng mà không quan tâm đến rủi ro.
Cụ thể, dù lãi suất điều hành giảm mạnh 1 – 1,5%, tuy nhiên lãi suất huy động từ 6 tháng trở lên vẫn cao từ 7 – 8%, bảo đảm mức sinh lời an toàn cho bản thân và gia đình bạn.
Tuy nhiên, làm cách nào để gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn và có lợi nhất trong mùa dịch Covid-19 không phải ai cũng biết, nên trong bài này, tôi xin chia sẻ vài mẹo sau đây.
Dù lãi suất huy động giảm từ 1 – 2%, nhưng lúc này, gửi tiết kiệm ngân hàng là vẫn kênh an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, làm sao để gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn và có lợi nhất trong mùa dịch Covid-19 không phải ai cũng biết.
>> Từ tháng 10/2020, gửi tiết kiệm ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?
Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, và thậm chí có thể kéo dài nhiều năm. Cùng với đó là những tác động đến kinh tế và đời sống của nhiều gia đình.
Cụ thể, những kênh đầu tư khác đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như: bong bóng bất động sản đã phình to kèm theo đại dịch đã khiến thị trường giảm mạnh, “đóng băng”. Nếu gửi tiền vào kênh này sẽ mất tiền do giá giảm mạnh trong thời gian tới và hoàn toàn mất thanh khoản, không thể giải ngân được khi cần.
Trong khi đó, vàng đã tăng chóng mặt hơn 50% cùng với các chính sách kiềm chế dự trữ vàng, chỉ có thể mua giá cao mà không thể bán ra được, đó là chưa kể rủi ro giảm sâu, mất lượng tiền lớn.
Một kênh khác là chứng khoán cũng đã lên đến đỉnh khi giá cổ phiếu quá cao so với tình hình kinh doanh bết bát của nhiều doanh nghiệp, không phản ánh đúng giá trị của thị trường.
Do đó, hiện gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh an toàn và hiệu quả nhất khi vừa giữ được tiền tiết kiệm vừa “sinh lời” dễ dàng mà không quan tâm đến rủi ro.
Cụ thể, dù lãi suất điều hành giảm mạnh 1 – 1,5%, tuy nhiên lãi suất huy động từ 6 tháng trở lên vẫn cao từ 7 – 8%, bảo đảm mức sinh lời an toàn cho bản thân và gia đình bạn.
Tuy nhiên, làm cách nào để gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn và có lợi nhất trong mùa dịch Covid-19 không phải ai cũng biết, nên trong bài này, tôi xin chia sẻ vài mẹo sau đây.
Xét theo chu kỳ kinh tế
Lãi suất tiền gửi các ngân hàng niêm yết phụ thuộc phần lớn vào chính sách điều hành của Ngân hàng nhà nước, và chính sách điều hành lãi suất này thường gắn liền với chu kỳ kinh tế. Lãi suất cao chưa hẳn đã hấp dẫn nếu lạm phát cao hơn lãi suất.
Ngược lại, lãi suất thấp chưa hẳn đã là thua thiệt nếu như lạm phát ở mức thấp hơn. Với mỗi chu kỳ kinh tế, có những giai đoạn tối ưu để gửi tiết kiệm, nhưng những giai đoạn còn lại thì gửi tiết kiệm vẫn đem lại lợi ích cho bạn.
Một chu kỳ kinh tế gồm 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Bắt đầu phục hồi (Initial Recovery)
Giai đoạn 2: Giai đoạn đầu của tăng trưởng (Early Upswing)
Giai đoạn 3: Giai đoạn tăng trưởng đạt đỉnh (Late Upswing)
Giai đoạn 4: Tăng trưởng chậm (Slowdown)
Giai đoạn 5: Suy thoái (Recession)
Như vậy, nếu xét theo chu kỳ kinh tế, gửi tiết kiệm hiệu quả nhất ở giai đoạn tăng trưởng kinh tế đạt đỉnh bởi các kênh khác như: bất động sản, chứng khoán thường giảm mạnh ngay sau đó.
Ở các giai đoạn khác, gửi tiết kiệm vẫn phát huy hiệu quả, giúp bảo toàn sức mua của đồng tiền trước lạm phát và là một kênh đầu tư an toàn, đặc biệt là khi bạn không có đủ kiến thức chuyên sâu nếu đầu tư vào các kênh như vàng, chứng khoán hay bất động sản.
Một số nguyên tắc khi gửi tiết kiệm ngân hàng, cần nắm rõ:
1. Cách tính lãi suất tiết kiệm:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi / 365
Ví dụ bạn gửi số tiền 100 triệu với lãi suất 7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng từ ngày 3/3/2019 đến 3/10/2019, sẽ nhận được số tiền lãi như sau:
Số tiền lãi = 100.000.000 x 7% x 181 / 365 = 3,371,233
2. Chú ý ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm:
Mỗi tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn cố định được quy định rõ ràng. Vào ngày này, bạn có thể thực hiện tất toán (đóng tài khoản tiết kiệm) để nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi suất. Dưới đây là một số cách thức tất toán tiết kiệm, bạn nên biết:
– Tự động tái tục gốc và lãi: tại ngày đáo hạn, toàn bộ số tiền gốc và suất sẽ được gửi tiếp cho ngân hàng với kỳ hạn và các điều khoản giống như trước. Với mức lãi suất được niêm yết tại thời điểm tái tục.
– Tự động tất toán: tại ngày đáo hạn, tài khoản tiết kiệm sẽ đóng lại. Tiền gốc và lãi suất sẽ được gửi về tài khoản của khách hàng.
Kinh nghiệm thực tế: Mọi người không nên rút tiền lãi hằng tháng để dùng nha, để yên đó sẽ tốt hơn ấy. Nếu số vốn 20 triệu, lãi suất 10% trong vòng 30 năm. Vậy bạn có đoán được số tiền gốc lẫn lãi sau 30 năm như thế nào?
CÂU TRẢ LỜI 1: Nếu áp dụng lãi suất kép cứ lấy 20 triệu mang đi gửi, lãi cứ dồn vào tiền vốn cho nó tiếp tục sinh lời
-Bước 1: Xác định vốn ban đầu= 20 triệu, lãi suất 10%, số lần trả lãi =30 năm
-Bước 2: Ráp vào công thức tính = 20 triệu * (1 + 0.1)^ 30 = 348,988,045 (348 triệu …)
CÂU TRẢ LỜI 2: Nếu không áp dụng lãi suất kép, chỉ gửi đúng 20 triệu vào ngân hàng và lấy khoản tiền lãi cố định đó làm việc khác
-Bước 1: Tiền lãi mỗi năm nhận được = 30 năm* 20 triệu * 10% = 60 triệu
-Bước 2: Tổng số tiền nhận được sau 30 năm= 20 triệu + 60 triệu = 80 triệu
Đơn giản vậy đấy, thay vì cứ lấy lãi ra mỗi kỳ, mình cứ gộp vào tái đầu tư thì từ 20 triệu tiền gốc ban đầu, sau 30 năm với lãi suất 10%, ta nhận được 438 triệu, gấp 5-6 lần so với cách thông thường.