Hiểu về CSR trước khi có ý định làm, nhất là với doanh nghiệp nguồn lực còn hạn chế về ngân sách tiếp thị

Hiểu về CSR trước khi có ý định làm, nhất là với doanh nghiệp nguồn lực còn hạn chế về ngân sách tiếp thị.

Tại sao nhiều đơn vị lại đi tặng tivi cho người nghèo. Tại sao Vingroup lại tài trợ máy thở cho vùng dịch.

 

Tại sao họ làm thế?
 
 

Ra kinh doanh, đến 1 lúc nào đó, khi mà bạn kiếm tiền tương đối ổn, nguồn vốn công ty lúc này dư dả rồi. Bạn sẽ tự hỏi, rốt cuộc công ty mình, mà đại diện cho nó là 1 cái tên, tức thương hiệu, thì thương hiệu đó đang đại diện cho điều gì, nó ra đời để làm gì? Nói học thuật là “sứ mệnh thương hiệu”.

Thì đó là thời điểm, bạn có thể triển khai các hoạt động CSR (Hoạt Động Thể Hiện Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh Nghiệp) để thực thi quyết liệt hơn sứ mệnh của mình, đem lại nhiều giá trị xã hội, giúp đỡ xã hội một cách quyết liệt hơn. Kết quả của nó chính là trái ngọt, tình cảm của cộng đồng, tình cảm của khách hàng ở trong cộng đồng nơi bạn làm CSR – Trách Nhiệm Xã Hội của Thương Hiệu.

 

Có bao giờ bạn tự hỏi, nếu bạn đang mang trên mình 1 công ty chuyên xử lý môi trường, sứ mệnh ra đời là giúp trái đất này bớt ô nhiễm hơn, và giờ ngay nơi bạn kinh doanh, TP. nơi bạn sống, đang tồn tại 1 khu vực đầy rác thải; nhưng chính bạn – 1 công ty xử lý rác thải nổi tiếng, lại quyết định bỏ lơ, chỉ vì không có hợp đồng nào thuê bạn!!!

Tại sao nhiều đơn vị lại đi tặng tivi cho người nghèo.
Tại sao Vingroup lại tài trợ máy thở cho vùng dịch.

 

…. tại sao họ làm thế? vì đó là cách họ thể hiện trách nhiệm xã hội, liên quan đến ngành nghề kinh doanh họ đang có.

 
CEO Asanzo tận tay trao tặng TV cho 174 hộ nghèo quê thủ môn Tiến Dũng để xem Chung kết U23 AFC CUP
Ông Phạm Văn Tam trao Tivi tận tay và gửi lời chúc sức khỏe đến người dân
huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa). Ảnh: ĐTTD
 

Và đó cũng là 1 hoạt động Marketing rất hay, nhưng không phải công ty nào cũng làm được, vì nó cần nhiều tiền, và đơn vị đó phải có sứ mệnh rõ ràng thì mới triển khai thành công CSR.

Với dân làm Marketing, ai cũng thuộc nằm lòng 1 triết lý, là để xây dựng được 1 thương hiệu mạnh, cách đơn giản nhất là cho thương hiệu sống hết mình với cộng đồng.
Trong cuộc sống, ta cũng thấy điều tương tự. Người bạn nào chơi hết mình, giúp đỡ nhiều bạn bè thì luôn gặp nhiều may mắn, gặt hái nhiều thành công. Lẽ nhiên, tốn kém chi phí là hiển nhiên, nên thôi không nói đến ha.

CSR, nó hay, vì nó đi thẳng vào nỗi nhức nhối mà cộng đồng (có khách hàng mục tiêu của bạn trong đó) đang gặp phải, và chưa ai giúp họ giải quyết. Nếu bạn không làm thì là ai, có thể sẽ là đối thủ của bạn đấy.

CSR nó mang lại giá trị rất thực dụng, nên ngay tức khắc, tình cảm cộng đồng là bạn chiếm được ngay. Dù rằng, nhiều người nói hiệu quả nó đến chậm, hay không tạo ra doanh số (ok, vấn đề đó Hùng sẽ đề cập cuối bài làm sao để xử lý việc này). Rõ ràng, nếu bạn chỉ làm CSR đơn lẻ, hiệu quả không kỳ vọng là bình thường; Marketing cần sự phối hợp nhiều chiến thuật, mà CSR chỉ là 1 phần trong đó thôi, phải có quảng cáo, bán hàng, khuyến mại,… nữa chứ.

Hãy tượng tượng sức mạnh của nó.
 

Nếu bạn là 1 công ty sản xuất vật liệu xây dựng, sắt thép… phục vụ nhu cầu xây nhà và bạn đang muốn triển khai quảng bá ở thị trường miền tây. Rồi bạn chợt nhận ra, ở miền tây, có nhiều hộ nghèo ở các vùng xã không đủ khả năng xây nhà, mà bà con trong 1 xã thì chơi gắn bó với nhau rất lớn. Bạn sẽ làm gì?

1 chương trình “ngôi nhà mơ ước” sẽ lan tỏa khủng khiếp, khi tất cả bà con trong 1 xã được gọi ra cùng tham dự, rồi những người nghèo nhận nhà trong tiếng võ tay, bạn nghĩ thương hiệu bạn sẽ thế nào ở xã đó, huyện đó???

Thực tế thì 1 nhãn hàng đã làm điều đó rồi và thành công vang dội.
Vê mặt học thuật, CSR có thể liên quan đến các việc như:

  • Hợp tác với xã hội địa phương
  • Đầu tư có trách nhiệm xã hội
  • Phát triển mối quan hệ với nhân viên và quý khách hàng
  • Bảo vệ môi trường và bền vững

Thông qua các chương trình CSR, doanh nghiệp có thể mang lại tiện ích cho xã hội đồng thời thúc đẩy Brand Name của chính họ. Các làm việc của CSR hoàn toàn có thể thúc đẩy tính thần làm việc và tạo ra sự gắn kết giữa các nhân viên trong doanh nghiệp.

Gần nhất: tập đoàn sữa số 1 VN là Vinamilk, trong chiến dịch kỷ niệm 40 năm, Vinamilk đã thực hiện Quỹ sữa Vươn Cao VN đến 40.000 trẻ em nghèo tại 40 tỉnh thành khó khăn trên khắp Việt Nam.

 

Rõ ràng, nếu bạn đi xuống các vùng nông thôn, thử hỏi người nông dân về nhãn hiệu sữa họ biết, trong đầu họ chỉ có mỗi Vinamilk thôi và họ rất ủng hộ – trung thành, kể cả TH True Milk cũng còn rất mờ nhạt, đủ thấy sức mạnh và vị thế Vinamilk lớn khủng khiếp cỡ nào.

Hiện có 4 khung trách nhiệm để xây dựng 1 chiến lược CSR dài hạn, bao gồm:

  • Trách Nhiệm về từ thiện (giúp đỡ xã hội).
  • Trách Nhiệm về Đạo Đức (tuyên truyền điều tốt đẹp)
  • Trách Nhiệm về Pháp Lý (tuân thủ quy định pháp lý)
  • Trách Nhiệm về Kinh Tế (hỗ trợ, đồng hành cùng địa phương)
1. Bàn về Từ Thiện
Mục đích cuối cùng là hỗ trợ – giải quyết một vấn đề lớn của cộng đồng bằng quyên góp tài chính, như vùng quê đó bà con không có cầu, học sinh đi học bằng bè rất nguy hiểm. Vậy nếu bạn là 1 nhãn hàng, có khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên thì bạn sẽ làm gì giúp các khách hàng nhí của mình, và xa hơn là ba mẹ, người sẽ cho tiền các bé để mua đồ của bạn. Xây 1 cây cầu và khánh thành nó, tại sao không?
Thế nên, đích đến lớn của Chiến lược CSR từ thiện là chiếm trái tim của cộng đồng khu vực đó, như case study nổi tiếng ngôi nhà mơ ước 1 thời vang bóng.
 
1. Bàn về Đạo Đức.
 
Chiến lược CSR theo hướng này, sẽ tập trung xây dựng hoạt động tác động đến hành vi, nhận thức của cộng đồng. Chẳng hạn 1 nhãn hàng bỏ tiền thuê báo chí để phát động trào lưu không xả rác nơi cộng cộng, rồi book treo băng rôn dọc các con đường với khẩu ngữ “Không Xả Rác”.
Thế mạnh của chiến lược này là gây sự chú ý cao, tò mò của cộng đồng – kích thích sự tìm hiểu của cộng đồng về đơn vị tổ chức. Thế nên, nếu quy mô triển khai không đủ lớn, hiệu quả thu về thường sẽ kém.
 
1. Bàn về Pháp Lý – Kinh Tế
 

Chiến lược CSR theo hướng hỗ trợ kinh tế cho địa phương, cho cộng đồng khách hàng giúp kinh tế khu vực, giúp cộng đồng phát triển. Chiến lược này giúp bạn thu hút sự quan tâm của cộng đồng, địa phương bạn đầu tư nhanh nhất, tuy nhiên có thể chiếm lấy tình cảm của khách hàng trong cộng đồng thì chưa chắc tốt bằng CSR từ thiện. Với ngành B2B, nó tạo ra ấn tượng rất tốt cho doanh nghiệp, về lâu dài trong các cuộc đấu thầu dự án, bạn sẽ dễ ăn điểm hơn với doanh nghiệp nơi đó.

Cuối cùng, đã triển khai CSR, thì cũng cần nhớ triển khai đồng bộ các chiến thuật marketing khác trong hoạt động truyền thông tổng thể, vì bản chất CSR chỉ có thể mang lại cho bạn về mức độ nhận biết (top of mind) tăng cao, mức độ lan tỏa (brand awareness) trong cộng đồng nhiều hơn; chứ nó không thể tạo ra doanh số, tạo ra data khách hàng (lead) hay có cơ hội gặp gỡ khách hàng được.

VINGROUP TRAO TẶNG 1.700 MÁY THỞ XÂM NHẬP VÀ TÀI TRỢ HÓA CHẤT CHO 56.000 XÉT NGHIỆM COVID-19 - Tập đoàn Vingroup
Ảnh: Vingroup
 

Hãy tưởng tượng ,bạn tốn biết bao công sức làm CSR, đến lúc khách hàng tò mò, muốn tìm hiểu thêm về bạn, họ lên google gõ một số từ khóa về ngành nghề bạn làm và trên trang 1 google, chỉ có đối thủ của bạn mà thôi, còn bạn lặn mất tăm.

Và đã bỏ rất nhiều tiền làm CSR, đừng quên truyền thông điều đó đến khách hàng (brand communication), vì bản thân những việc bạn làm cũng là 1 câu chuyện có thể kể với khách. Đừng tự nhiên bỏ ra 500 triệu đi xây cầu ở 1 tỉnh, nhưng lại không book 1 bài PR ở đài truyền hình địa phương để đưa tin về việc đó, thì khi đó bạn đang tự lãng phí đi 500 triệu ngân sách kia của bạn.

Bài viết là góc nhìn riêng của tôi, nó có thể sẽ không phù hợp với bạn, chỉ nên tham khảo là chính, vì quan điểm mỗi người là khác nhau.
Chúc anh/chị/em hạnh phúc.

———————————————————————-

Tác giả:

 

BẠN CẦN THÊM THÔNG TIN ?

CHÚNG TÔI CAM KẾT TƯ VẤN ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VÀ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ CHO CÁC BẠN !

Các bạn vui lòng điền số điện thoại để nhận được tư vấn miễn phí.

Đối tác của chúng tôi

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ QUỐC TẾ PHONG VÂN