Quảng cáo truyền hình - Vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của truyền thông hiện đại

Quảng cáo truyền hình hiện nay vẫn là 1 hình thức quảng cáo được ưa chuộng cho dù hiện giờ các kênh truyền thông khác đang vô cùng phát triển cùng với sự bùng nổ của mạng internet và thói quen sử dụng những hình thức giải trí khác thay vì chỉ xem TV. Tuy nhiên vẫn có 4/10 người quan tâm đến những quảng cáo này, và đây vẫn là 1 con số khổng lồ mà nhiều người muốn khai thác.
1. Quảng cáo truyền hình là gì?
Thực tế, chưa một kênh thông tin nào đạt được mức độ truyền thông tin nhanh, hiệu quả và lớn như truyền hình. Trước đây, đã có thời, doanh nghiệp có thể vươn tới 90, thậm chí 95% thị trường mục tiêu của mình chỉ thông qua quảng cáo truyền hình. Ngày nay, tuy hiệu quả truyền thông không còn được như vậy bởi sự cạnh tranh và phân hoá các kênh truyền thông nhưng truyền hình vẫn là kênh chủ chốt giúp doanh nghiệp vươn nhanh và rộng lớn đến thị trường hơn bất kỳ kênh truyền thông nào khác.

Vị trí, vai trò và ý nghĩa của kênh truyền thông Truyền hình tại Việt Nam đặc biệt quan trọng hơn so với các quốc gia khác bởi uy tín riêng có của Truyền hình Việt Nam. Với việc được thừa hưởng uy tín từ kênh truyền thông chính thống và duy nhất của quốc gia, truyền thông truyền hình trở thành chuẩn mực trong tâm lý và tiềm thức của người dân Việt Nam. Do đó, nó có vị trí, ý nghĩa hàng đầu trong hoạt động truyền thông, xây dựng thương hiệu của hầu hết các doanh nghiệp đang kinh doanh và phát triển tại thị trường Việt Nam.

Ý thức được vấn đề đó, hầu hết các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia đã và đang đầu tư chi phí rất lớn cho quảng cáo truyền hình, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước lại hầu như chưa tận dụng được kênh truyền thông uy tín và hiệu quả này.

Kết quả để làm sao cho hoạt động truyền thông truyền hình của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối ưu thì không phải doanh nghiệp nào cũng biết, Bởi ngày nay, kênh truyền hình cũng đang phát triển và phân hoá mạnh mẽ cũng như khán giả truyền hình cũng phân hoá mạnh mẽ, ít trung thành hơn, ít thời gian xem truyền hình hơn và đặc điểm xem truyền hình cũng phong phú, đa dạng hơn. Do vậy, các doanh nghiệp nhất thiết phải được nghiên cứu và tư vấn sâu sắc cho hoạt động truyền thông truyền hình của mình để đạt được tốt nhất mục tiêu truyền thông.
2. Các hình thức quảng cáo trên truyền hình.
Quảng cáo bằng TVC (Televisiom Commercial)
Đây là hình thức quảng cáo sẽ sử dụng những đoạn phim ngắn có thời lượng 15s-25s-45s để phát sóng trên TV. Thông qua những đoạn phim này có thể thể hiện được thông điệp sản phẩm hay thông tin doanh nghiệp. TVC thường được phát vào trước, sau hay xen kẽ trong các trương trình truyền hình.
Quảng cáo bằng Pop-up
Quảng cáo bằng hình thức Pop- Up là hình thức quảng cáo đang phát triển mạnh và được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Hình thức này sẽ hoạt động bằng cách chạy quảng cáo song song với chương trình đang phát. Hình thức này có ưu điểm là có thể chạy cùng lúc với thời gian phát sóng của chườn trình, không bị cắt ngang, cắt cảnh, hay gián đoạn. Người xem có thể theo dõi cùng lúc chương trình và thông tin quảng cáo của doanh nghiệp.
Hình thức quảng cáo bằng logo
Hình thức này có nghĩa là khách hàng sẽ quảng cáo bằng logo của mình bằng cách đặt logo trong trường quay của trương trình hoặc chèn logo ở góc màn hình khi chương trình đang phát sóng.
Chạy chữ panel trong khi đang phát các chương trình.
Trong thời gian các chương trình đang được phát sóng những thồn tin quảng cáo sản phẩm sẽ được phát bên dưới màn hình.
Chuơng trình tư vấn tiêu dùng, tự giới thiệu doanh nghiệp.
Đây là một hình thức quảng cáo có nội dung dài chi tiết, cũng như những thông tin đưa đến với người tiêu dùng được dài hơn thay vì chỉ là những giây ngắn ngủi và phần nội dung, thông điệp được gói gọn, tóm tắt như TVC quảng cáo.
Thông tin đơn giản.
Hình thức này thường phù hợp cho những hoạt động mang tính chất thông báo như thông tin tuyển sinh, thông tin tuyển dụng, thông báo hội chợ thương mại hay những nội dung có tính chất xúc tiến thương mại.
3.Hiện trạng quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam?

Từ 2001 trở lại đây tốc độ tăng trưởng quảng cáo truyền hình ở Việt Nam đang duy trì ở mức ổn định 14% /năm. Mức đóng góp của quảng cáo truyền hình vào GDP ngày một tăng vì thế mà vị trí của quảng cáo truyền hình ngày các trở nên quan trọng trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp tại nước ta.

Song song với những quy định của pháp luật về quảng cáo ngày càng được hoàn thiện hơn thì với sự ra đời của nhiều văn vản pháp luật quy định hướng đẫn về các hoạt động quảng cáo đã được Quốc hội thông qua cũng rất được quan tâm và chú trọng thực hiện. Trên thực tế quảng cáo trên truyền hình có thể thấy thông qua những vấn đề như sau:

Thời điểm phát sóng quảng cáo: Nhằm để việc quảng cáo không ảnh hưởng đến những chương trình tivi khác cũng như tránh gây tâm lý ức chế cho khán giả truyền hình khi phải xem quá nhiều phim quảng cáo vào thời gian nghỉ ngơi thư gian. Thì luật đã quy định cụ thể những thời điểm cấm phát quảng cáo trên đài truyền hình dưới mọi hình thức.

+Thứ nhất: Là không được quảng cáo trong các chương trình thời sự, quy định này xuất phát từ vai trò cung cấp thông tin kinh tế chính trị quan trọng ở trong nước và quốc tế trên chương trình thời sự. Thế nhưng việc quy định như thế nào là 1 chương trình thời sự thì lại chưa cụ thể nên sẽ không thể xác định được đâu là vi phạm hay không vi phạm ở trường hợp này.

+Thứ hai: Là không phát phim quảng cáo ngay sau nhạc hiệu chương trình nhằm tránh chương trình bị cắt ngang khiến người xem khó theo dõi và tránh tính rời rạc cho chương trình.

Thứ ba:  không chiếu quảng cáo những sản phẩm có nội dung và hình thức của quảng cáo gây mất thẩm mĩ và không phù hợp với tâm lý và phong tục tập quán của dân tộc từ 18h - 20h hàng ngày. Thứ tư:  không phát quảng cáo quá 2 lần trong một chương trình phim truyện, quảng cáo quá 4 lần trong chương trình vui chơi giải trí.

Thời lượng phát sóng quảng cáo truyền hình: Với mục đích để hạn chế tình trạng thương mại hóa các phương tiện truyền thông đại chúng và đảm bảo sự cân đối giữa quảng cáo với những chương trình khác, …của đài truyền hình tránh việc quá lạm dụng quảng cáo trên truyền hình khiến các chương trình bị cắt xén quá nhiều để chèn quảng cáo vào làm giảm tính thông tin và hiệu quả của nhưng chương trình truyền hình khác. Theo quy định thì thời lượng quảng cáo truyền hình không được quá 5% thời lượng của chương trình chính.

Hình thức thể hiện của những chương trình quảng cáo truyền hình:

Các đài truyền hình phải thể hiện rõ chuyên mục quảng cáo cho khán giả truyền hình bằng việc bắt đầu chuyên mục này bằng dòng chữ “chương trình quảng cáo” cùng với nhạc hiệu để thông báo về việc quảng cáo. Bên cạnh đó các chương trình chuyên quảng cáo phải thông báo rõ lượng thời gian cụ thể của các chương trình đó cho người xem từ đầu chương trình.

Hiện nay quảng cáo trên truyền hình có thêm hình thức quảng cáo đặc biệt nữa là quảng cáo Pop  up trong những bảng chữ giới thiệu về chương trình đó chính là các hình ảnh động hoặc tĩnh không có âm thanh gắn ở các vị trí chân màn hình của những bảng chữ giới thiệu chương trình. Với phương thức quảng cáo này vừa đảm bảo việc truyền tải thông tin những chương trình đang phát sóng lại vừa có thể truyền tải được thông điệp quảng cáo tới người xem truyền hình và đặc biệt giá của các quảng cáo Pop up thường rẻ hơn so với các phương thức quảng cáo truyền hình thông thường khác rất nhiều.

Nội dung của các chương trình quảng cáo truyền hình:

Hiện nay chưa có một văn bản nào quy định về nội dung trong phim quảng cáo truyền hình thế nhưng chúng ta có thể thấy những mẫu quảng cáo đề cao tính nhân văn và tinh thần dân tộc hay nhưng việc làm tốt, việc làm ý nghĩa,… đều được người xem truyền hình đón nhận và nghi nhớ rất lâu. Còn những nội dung đi ngược lại với truyền thống của ông cha luôn bị khán giả tẩy chay.

 
 
 

BẠN CẦN THÊM THÔNG TIN ?

CHÚNG TÔI CAM KẾT TƯ VẤN ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VÀ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ CHO CÁC BẠN !

Các bạn vui lòng điền số điện thoại để nhận được tư vấn miễn phí.

Đối tác của chúng tôi

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ QUỐC TẾ PHONG VÂN