Hãy trả lời câu hỏi “Quảng cáo để làm gì?”
Từ xưa tới nay, quảng cáo là một hoạt động chiếm nhiều ngân sách của doanh nghiệp, đo lường được hiệu quả đã đành, nếu không đo lường được chính xác mà chỉ mơ mơ hồ hồ thì họ sẽ nghĩ ngay tới việc cắt giảm ngân sách Marketing trong những giai đoạn gặp khó khăn (như không bán được hàng, doanh thu bị giảm…) vì cho rằng cắt giảm chi phí sẽ thu lại được lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng có một điều mà nhiều chuyên gia đã chỉ ra: “Việc cắt giảm ngân sách marketing có thể là quyết định cắt đi tương lai của sản phẩm” – trích dẫn từ một bài báo của CafeF.
Dù là đối với sản phẩm có tên tuổi trên thị trường, hay là sản phẩm mới được ra mắt, quảng cáo đầu tiên là để giới thiệu thương hiệu với người tiêu dùng, tiếp đó là duy trì sự hiện diện, có như vậy mới có được lợi thế cạnh tranh trên môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt như hiện nay.
Có khi nào bạn tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao Sunsilk, Omo hay Coca, Pepsi, Vinamilk và rất nhiều thương hiệu khác đã nổi tiếng đến mức trở nên gần gũi với tất cả người tiêu dùng rồi mà họ vẫn chi rất nhiều tiền cho quảng cáo?”
Họ quảng cáo nhiều đến nỗi đi đâu cũng nhìn thấy, từ trong nhà ra đến ngõ phố, đi trên đường, cho tới chỗ làm, chỗ học, thậm chí trên xe cũng nghe thấy quảng cáo (radio), đọc sách báo tạp chí cũng nghe thấy…
Có phải họ giàu có rồi nên quảng cáo để rửa tiền chăng? Đây chỉ là một câu nói đùa mà thôi. Còn câu trả lời đã được nói từ phía trên, đó chính là việc quảng cáo để duy trì sự hiện diện (trên thị trường) và lợi thế cạnh tranh (với đối thủ), để nhắc nhở người tiêu dùng luôn nhớ tới thương hiệu.
Nếu họ dừng lại và an tâm rằng mình đã nổi tiếng, đã trở nên quen thuộc và có thể dừng lại hoặc cắt giảm chi phí quảng cáo thì ngay lập tức đó là cơ hội cho những thằng thứ 2, thứ 3 bứt phá nhảy lên.
Đừng để khách hàng lãng quên và thương hiệu trở nên lỗi thời…
Nếu bạn đã tới đạt thành công trong một lĩnh vực nhất định, sau đó là dừng lại hoạt động quảng cáo, thời gian đầu thì không sao, nhưng về lâu về dài bạn sẽ bị lỗi thời, và kết cục là người ta dần quên đi bạn. Bởi thị trường luôn có sự làm mới và đào thải, có biết bao nhiêu thương hiệu mới mỗi ngày dấn thân vào thị trường, trong khi lớp khách hàng của doanh nghiệp thì ngày càng thêm tuổi và có những hành vi, thói quen mua sắm thay đổi theo thời gian; và lớp khách hàng kế thừa “tre già măng mọc” thì lại chẳng biết tới bạn là ai.
“Điểm người tiêu dùng còn có những phân khúc theo khu vực, độ tuổi và giới tính. Bởi vậy dù bạn có nổi tiếng đến đâu đi chăng nữa cũng cần duy trì vị thế của mình. Nếu không thế hệ khách hàng trong phân khúc bạn lựa chọn sẽ ngày một già đi và có những hành vi, thói quen mua hàng với những thương hiệu, sản phẩm khác. Thế hệ tiếp theo thì họ chẳng biết bạn là ai cả, bạn dần trở nên lỗi thời.
Bạn và thương hiệu của bạn phải xuất hiện thường xuyên, liên tục và sống động mỗi ngày.
Giống như mình ngày nào cũng đăng Facebook ấy, hay dở không biết nhưng nó cho các bạn thấy mình vẫn còn tồn tại trên thế gian này, vẫn gần bạn và vẫn làm quảng cáo tại Công ty Unique, vẫn say cuộc đời này, hihi.
Đừng bao giờ dừng lại quảng cáo, dừng lại sự hiện diện và lợi thế của mình nhé.”