Vài năm trở lại đây, các hình thức tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đã thay đổi mạnh mẽ, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp sử dụng các loại hình quảng cáo trực tuyến trên Facebook, Google, Zalo, . . .để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu quả mình. Thế nhưng, những lợi ích mà quảng cáo truyền hình mang lại thì không phải loại hình quảng cáo nào cũng có được.
1. Quảng cáo trên truyền hình là “Ông vua” của quảng cáo truyền thông?
Quảng cáo trên truyền hình là một hình thức truyền tin từ đơn vị thuê quảng cáo qua phương tiện truyền hình để đến với nhiều người tiêu dùng nhằm mục đích thông báo, thuyết phục người tiêu dùng về sản phẩm/ dịch vụ để họ quan tâm, tin tưởng và tiến tới sử dụng.
– Quảng cáo truyền hình có phương thức tiếp thị đặc biệt:
Quảng cáo trên truyền hình là sự kết hợp sinh động giữa hình ảnh, âm thanh, màu sắc cộng thêm cử động và các kĩ xảo truyền hình mang đến cho người xem những hình ảnh sống động, chân thực của việc xảy ra trước mặt.
Từ đó tạo sự chú ý, cuốn hút và kích thích trí tò mò của người xem và cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ hơn các phương tiện quảng cáo khác.
– Quảng cáo truyền hình khiến người xem tiếp nhận thông một cách bị động:
Tính bị động của người tiêu dùng tiếp nhận thông tin thể hiện ở chỗ rõ trong quảng cáo truyền hình khi người xem không được lựa chọn thời điểm xem hay nội dung xem và thời lượng xem quảng cáo.
Trên thực tế, nếu như bạn đang xem một chương trình nào đó mà bị quảng cáo xen vào thì chỉ có hai lựa chọn một là xem tiếp đợi hết quảng cáo và hai là chuyển kênh. Thế nhưng, việc chuyển sang kênh khác cũng vẫn có thể gặp quảng cáo khác.
– Quảng cáo trên truyền hình có tính xã hội hóa cao:
So với những loại hình quảng cáo khác thì quảng cáo trên truyền hình có số lượng khán giả tiếp cận thông tin nhiều nhất. Nhìn chung truyền hình hầu như không có tính chọn lọc người xem như những phương tiện truyền thông khác.
– Thông điệp quảng cáo truyền hính có tính tập thể cao hơn các loại thông điệp của quảng cáo khác:
Với quảng cáo trên truyền hình thì một sản phẩm có thể có nhiều người cùng xem một lúc, cùng xem một quảng cáo về một sản phẩm trên cùng một tivi. Trong khi đó với các loại hình quảng cáo khác thì việc xem một quảng cáo có nhiều người xem cùng lúc rất khó xảy ra.
– Chủ thể tham gia quảng cáo truyền hình:
Có thể nói quảng cáo truyền hình chính là một hoạt động kinh doanh mà trong đó đài truyền hình là một chủ thể của hoạt động quảng cáo chứ không phải là 1 phương tiện quảng cáo thông thường. Một quảng cáo truyền hình có sự tham gia của 3 loại chủ thể là người quảng cáo, nhà kinh doanh dịch vụ quảng cáo và nhà phát hành quảng cáo thương mại.
2. Lợi ích của quảng cáo trên truyền hình:
NHỮNG LỢI ÍCH NỔI BẬT CỦA QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH
– Quảng cáo truyền hình có khả năng gây chú ý nhanh:
Quảng cáo truyền hình có thể ngay lập tức tạo ấn tượng với người tiêu dùng bằng các nội dung phim vui nhộn, cuốn hút,… những thông điệp ý nghĩa, cảm xúc,…
– Quảng cáo truyền hình có phạm vi rộng:
Truyền hình chính là phương tiện có khả năng tiếp cận được đến hầu hết các đối tượng thuộc mọi lứa tuổi, tầng lớp khác nhau.
Theo thống kê hiện nay nước ta có khoảng 29 triệu tivi và mỗi năm tăng thêm 1 triệu tivi mới. Vì thế khi phát quảng cáo trên sóng truyền hình, thông điệp quảng cáo có khả năng tiếp cận đến khoảng 70% các hộ gia đình.
Ngoài ra, việc có nhiều kênh sóng truyền hình trung ương và địa phương cũng giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn khi phát quảng cáo.
– Quảng cáo truyền hình có thể giới hạn phạm vi địa lý:
Giới hạn về địa lý về phạm vi phủ sóng của đài truyền hình sẽ giúp các doanh nghiệp lược lựa chọn phạm vi quảng cáo của mình. Điều này sẽ phục vụ cho mục đích thử nghiệm tiếp thị, phân phối sản phẩm, dịch vụ có chọn lọc cho từng khu vực cụ thể.
– Quảng cáo truyền hình có tính động:
Điều tạo nên sự khác biệt và thu hút khán giả của quảng cáo truyền hình đó là khả năng gây sự sống động, vui nhộn với sự kết hợp hình ảnh, màu sắc, âm thanh,… một cách chân thực.
Quảng cáo truyền hình có khả năng kích thích đồng thời lên nhiều giác quan của người xem, gây phấn chấn và dễ đi vào tâm trí người tiêu dùng.
– Chi phí tiếp cận chia theo đầu người của quảng cáo truyền hình thấp:
Nhiều người khi nhìn vào chi phí 30 giây phát quảng cáo trên sóng truyền hình cho rằng nó quá đắt đỏ. Tuy nhiên, khi đem chia cho số người quảng cáo tiếp cận được trong vòng 30 giây đó thì chi phí này lại không hề đắt chút nào.
Với một trang quảng cáo trên báo màu bạn sẽ phải bỏ ra 30 triệu đồng, tuy nhiên khả năng tiếp cận tới người đọc chỉ khoảng 800.000 người. Còn với 30 giây quảng cáo trên sóng truyền hình bạn chỉ mất 12 triệu đồng nhưng lại có khả năng tiếp cận tới khoảng 1.800.000 người.
Như vậy nếu tính theo tỷ lệ tiếp cận thì chi phí quảng cáo trên truyền hình có giả rẻ hơn cả báo giấy.
– Quảng cáo truyền hình có khả năng tiếp cận khán giả khi họ đang tập trung nhất:
Các phim quảng cáo thường được phát trước, sau hoặc giữa các chương trình truyền hình ăn khách. Vì thế, thông điệp quảng cáo tiếp cận đến người tiêu dùng vào lúc họ tập trung nhất, nên khả năng gây chú ý cao.
– Quảng cáo truyền hình cho bạn cơ hội sáng tạo vào mẩu quảng cáo:
Việc truyền tải thông điệp qua những phim quảng cáo sống động cho phép doanh nghiệp có thể sáng tạo và mang cá tính riêng của mình vào trong phim quảng cáo. Điều này sẽ đặc biệt hiệu quả đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu dựa vào những khách hàng quen.